THÓI QUEN XẤU Ở TRẺ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG – PHẦN II

THÓI QUEN XẤU Ở TRẺ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG – PHẦN II

    Có rất nhiếu thói quen của trẻ mà cha mẹ vẫn có thể nhìn thấy hằng ngày nhưng lại chủ quan vì nghĩ rằng “ bé còn nhỏ, sẽ chẳng sao cả, lớn lên tự hết” hoặc “ trẻ con mà, làm sao nó bỏ được”, “ nó làm vậy để tự trấn an thôi”…. rất nhiều lầm tưởng của ba mẹ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng cũng như sự phát triển về xương hàm, chức năng đường thở của bé. Nha khoa xin được đề cập đến 2 thói quen khá là phổ biến ở trẻ, có thể gây tác hại xấu cho răng miệng.
Mút tay: Trẻ em thường có thói quen đưa ngón tay vào miệng bởi vì ngón tay là vật mềm, ấm tạo được sự thoải mái, dễ chiụ cũng như có thể thay thế được người mẹ nhất là khi trẻ đói hoặc cảm thấy bất an.
Thói quen mút tay không ảnh hưởng lâu dài đến răng trong thời kỳ răng sữa. Phần lớn trẻ 4-5 tuổi tự bỏ thói quen này. Tuy nhiên, nếu thói quen kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ:
  • Răng trên thưa và nghiêng về phía môi.
  • Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi.
  • Cắn hở vùng răng trước.
  • Nhiễm khuẩn từ ngón tay.

Để sữa chữa thói quen này cho bé, ba mẹ có thể:
  • Nhắc nhở, nói chuyện trực tiếp với trẻ về thói quen này.
  • Dùng biện pháp “nhắc nhở” : thoa chất có mùi hoặc dán băng keo không thấm nước, vải vào ngón tay.
  • Dùng miếng băng đàn hồi quấn vào khuỷa tay của trẻ ngăn không cho đưa tay vào miệng.
  • Nếu tất cả biện pháp trên thất bại, đến nha sĩ,bé sẽ được hỗ trợ mang khí cụ ngăn mút tay.
Đẩy lưỡi: Là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới lúc nuốt. Nguyên nhân chưa được xác định rõ nhưng có thể xuất phát từ:
  •  Núm vú nhân tạo dùng cho trẻ sơ sinh.
  • Thở miệng cũng có thể làm lưỡi nằm ở vị trí thấp trong miệng. Tắc mũi, dị ứng hoặc tắc nghẽn đường thở cũng có thể góp phần vào việc này.
  • Nuốt khó do đau hong thường xuyên hoặc amidan.
  • Lưỡi lớn bất thường.
  • Lưỡi dính hoặc thắng lưỡi bám thấp.

Sẽ gây ra:
  • Các răng trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau
  • Có khi cắn hở, cắn hở có thể ở vùng răng cửa trước, cắn hở một bên phía sau hoặc cả 2 bên hoặc cả phía trước và phía bên tuỳ vào vị trí đẩy lưỡi của bé
Điều trị:
  • Xem xét thời gian đẩy lưỡi/ 1 ngày ,nếu khoảng 8-14h/ 1 ngày thì xem xét điều trị.
  • Dùng khí cụ để ngăn vị trí bất thường về chức năng và vị trí của lưỡi.
Ba mẹ hãy để ý xem mình có biểu hiện như vậy không để giúp con ngăn ngừa càng sớm càng tốt nhé.
———————————-
☎️ Liên hệ ngay với PP Dental để đặt lịch khám, được tư vấn và nhận những ưu đãi hấp dẫn về gói dịch vụ phù hợp.
𝑷𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒂́𝒎 𝑵𝒉𝒂 𝑲𝒉𝒐𝒂 𝑷𝑷 𝑫𝒆𝒏𝒕𝒂𝒍 – 𝑺𝒉𝒊𝒏𝒆 𝒀𝒐𝒖𝒓 𝑺𝒎𝒊𝒍𝒆
Địa chỉ: 67 Phạm Văn Nghị, Thanh Khê, Đà Nẵng
Email: ppdentalclinic.dn@gmail.com
Hotline: 0394 999 165 – 0905 066 733. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
xxx-xo.com
freesexkahani
Gọi Điện
Zalo
Gọi Điện
Email