SAI KHỚP CẮN DO XƯƠNG HÀM DƯỚI

SAI KHỚP CẮN DO XƯƠNG HÀM DƯỚI

Sự phát triển của hai xương hàm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm
tạo nên thẩm mỹ và chức năng tối ưu cho gương mặt. Sự phát triển bất bình thường của một trong hai xương hàm đều gây nên các rối loạn khớp cắn khác nhau. Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đến sự xáo trộn khớp cắn do bất thường phát triển xương hàm dưới ( XHD)

XHD kém phát triển: Tức là vị trí XHT bình thường so với nền sọ, XHD lùi sau so với XHT

  • Biểu hiện:
Ngoài mặt:
– Môi trên nhô ra trước so với môi dưới, kiểu mặt nhìn nghiêng: lồi
– Môi dưới lùi nhiều so với đường thẩm mỹ E
– Cằm ngắn, lùi về phía sau
– Rãnh môi cằm thường sâu
Trong miệng:
– Tương quan răng nanh và răng hàm hạng II
– Cảm giác hô do răng cửa trên nằm cách xa răng cửa dưới
– Có thể kèm theo xô lệch (chen chúc) răng
– Cắn sâu, răng cửa trên che phủ hoàn toàn hoặc phần lớn răng cửa dưới
Xquang:
– XHT ở vị trí bình thường
– XHD ở vị trí lui sau so với nền sọ
– Tương quan xương hàm loại II
  • Điều trị:
Đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn dậy thì, tăng trưởng (từ 9-12 tuổi ở nữ và 11-14 tuổi ở nam), có thể kích thích hàm dưới phát triển về phía trước.
– Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của khí cụ chức năng trong việc cải thiện xương hàm dưới kém phát triển
– Khí cụ tháo lắp làm riêng cho từng bệnh nhân, thường được sử dụng là Twin block. Đây là khí cụ giúp định vị hàm dưới về phía trước nhằm cải thiên tương quan 2 xương hàm
– Khí cụ này không gây đau khi mang và thời gian tối thiểu cần mang để đạt hiệu quả là 14 tiếng/ngày. Bé có thể tháo ra lúc ăn và chải răng.
– Thời gian điều trị từ 8-12 tháng. Sau khi đạt được vị trí mong muốn của hàm dưới, cần duy trì thêm từ 6-9 tháng
Người trưởng thành:
Điều trị bù trừ với nhổ răng hoặc phẫu thuật

2. XHD phát triển quá mức:

Là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối và tác động xấu tới cử động của hàm.

Biểu hiện:
Ngoài mặt:
– Tầng mặt dưới tăng kích thước
– Môi dưới và cằm lồi làm cho chúng ta có ấn tượng xương hàm trên bị lõm ( dạng mặt nhìn nghiêng lõm).
Trong miệng:
– Cung răng trên thường hẹp hơn cung răng dưới. Khớp cắn bị rối loạn, răng cửa ở tư thế đầu chạm đầu hoặc ngược.
– Môi trên thường bị lùi sau so với môi dưới làm khối tiền hàm kém phát triển. Cung răng trên thường hẹp hơn cung răng dưới
– Môi dưới hoạt động quá mức làm răng cửa dưới bị nghiêng vào trong.
– Tương quan răng nanh và răng hàm loại III
Xquang:
– XHT ở tương quan bình thường với nền sọ
– XHD phát triển quá mức so với XHT
Điều trị:
Trẻ đang tăng trưởng:
Mục đích điều trị là kết hợp hoạt động các cơ nhai, chú ý đến các hoạt động kéo lùi; sửa chữa thăng bằng lưỡi-môi-má để tăng lực làm rộng xương hàm trên ở phía vòm miệng, kìm hãm sự tăng trưởng của xương hàm dưới, thúc đẩy sự tăng trưởng của xương hàm trên và khối tiền hàm.
Thành lập một nút chặn khớp ngăn chặn sự trượt ra trước của xương hàm dưới. Tạo sự phối hợp tốt giữa các cung răng, đạt được sự lồng múi toàn bộ ngăn cản sự trượt ra trước của xương hàm dưới
Tuy nhiên sự phát triển quá mức xương hàm dưới di truyền theo kiểu trội. Mọi can thiệp ở giai đoạn tăng trưởng đều phải được theo dõi kỹ đến lúc trưởng thành hoàn toàn, đặc biệt là ở nam giới , vì giai đoạn trưởng thành thường kéo dài và sự phát triển của XHD khó tiên lượng hơn ở nữ.
Người trưởng thành: Chỉnh nha bù trừ có nhổ răng hoặc phẫu thuật
———-
☎️ Liên hệ ngay với PP Dental để đặt lịch khám, được tư vấn và nhậchỉ: 67 Phạm Văn Nghị, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng
Website : https://nhakhoappdentalclinic.com/
Mail: ppdentalclinic.dn@gmail.com
Phone: 0934 999 165. Khám và tư vấn miễn phí.
xxx-xo.com
freesexkahani
Gọi Điện
Zalo
Gọi Điện
Email